Tổng hợp trọn bộ các biểu đồ nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Trong phần phân tích kỹ thuật, có lẽ đây là bài viết có nội dung cơ bản nhất nhưng lại đóng vai trò cao nhất mà Infina tổng hợp gửi tặng đến quý nhà đầu tư. Hôm nay chúng ta sẽ đến với nội dung về các dạng mẫu hình của biểu đồ nến. Cùng theo dõi trong bài viết các loại nến trong chứng khoán dưới đây nhé!

Tổng quan về biểu đồ nến

Biểu đồ nến là một trong các biểu đồ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong việc theo dõi giá chứng khoán và phân tích nến trong chứng khoán. Ngoài biểu đồ nến, còn có các loại biểu đồ khác dùng trong việc phân tích kỹ thuật và theo dõi giá như:

Biểu đồ hình thanh (HLC/OHLC)

Biểu đồ nến dạng thanh
Biểu đồ dạng thanh

Biểu đồ dạng đường (Line Chart)

Khác với biểu đồ trên, biểu đồ đường chỉ hiển thị giá đóng cửa của các phiên giao dịch và nối lại với nhau thành một đường.

Biểu đồ nến dạng đường
Biểu đồ dạng đường

Cách đọc biểu đồ nến chứng khoán

Để các nhà đầu tư mới có thể dễ dàng nhìn được biểu đồ nến, Infina sẽ chia sẻ một vài thông tin cần thiết về các loại nến phổ biến và cách đọc biểu đồ nến chứng khoán như dưới đây.

Cấu tạo của một cây nến

Khả năng hỗ trợ phân tích khá cao vì cung cấp đủ các giá trị cần thiết, biểu đồ nến đã du nhập và phổ biến rộng khắp mọi nơi trên thế giới. Infina sẽ giới thiệu đến các bạn độc giả cấu tạo của một cây nến gồm những thông số như sau:

cách đọc biểu đồ nến nhật

Đầu tiên, một cây nến sẽ là 1 biểu đồ thể hiện sự biến động giá trong một thời kỳ nhất định và được cấu tạo gồm 2 phần: thân nến, bóng nến.

  • Thân nến: Thể hiện mức giá mở cửa và đóng cửa trong một thời gian nhất định.
  • Bóng nến: Thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong một thời gian nhất định.

Ngoài 4 yếu tố mà 1 cây nến cung cấp như trên, chúng ta còn cần chú ý đến yếu tố màu sắc. Thông thường bộ màu sắc như sau:

  • Nến sẽ màu xanh lá nếu giá mở cửa lớn hơn giá đóng cửa.
  • Nến sẽ màu đỏ nếu giá mở cửa nhỏ hơn giá đóng cửa.

Lưu ý: Phần màu sắc có thể tùy chỉnh tùy theo sở thích của nhà giao dịch. Một cặp màu phổ biến thứ 2 đó là thân nến đen và thân nến trong suốt.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Các loại nến trong chứng khoán

1. Nến Doji

Nến Doji – Nến của sự do dự

Nến Doji trung lập Nến Doji chân dài Nến Doji bia mộ Nến Doji chuồn chuồn
Trung lập: Do dự hình thành khi giá mở cửa và giá đóng cửa hầu như bằng nhau trong khi bóng trên và bóng dưới ngắn và có độ dài gần như nhau. Do dự này là mẫu hình trung tính. Chân dài: Do dự chân dài này phản ánh sự không quyết đoán về giá cả lớn trong hướng đi tương lai của tài sản chứng khoán.. Bia mộ: Bóng trên dài cho thấy định hướng của xu hướng này có thể đang gần một bước ngoặc lớn. Nó được hình thành khi giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản cơ sở là bằng nhau và ở mức giá thấp nhất của phiên giao dịch. Chuồn chuồn: Thường thấy dưới đáy xu hướng xuống. Bóng nến dưới dài cho thấy định hướng của xu hướng này có thể đang gần một bước ngoặc lớn. Nó được hình thành khi giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản cơ sở là bằng nhau và ở mức giá cao nhất của phiên giao dịch.

2. Nến cường lực (Nến Marubozu)

  • Cấu tạo: Chỉ có thân nến và không có bóng nến.
  • Ý nghĩa nến: Thể hiện sức mua/bán cực mạnh trên thị trường. Nến cũng cho thấy khả năng tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.
biểu đồ nến
Chỉ có thân nến và không có bóng nến

Khi đó, nhà đầu tư sẽ phải phân tích thêm các yếu tố để biết được tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn.

  • Đảo chiều:
    • Nến cường lực đỏ xuất hiện sau một xu hướng tăng ⇒ Tín hiệu đảo chiều giảm.
    • Nến cường lực xanh xuất hiện sau một xu hướng giảm ⇒ Tín hiệu đảo chiều tăng.
  • Tiếp diễn:
    • Nến cường lực xanh xuất hiện trong xu hướng tăng ⇒ Tín hiệu tăng tiếp tục.
    • Nến cường lực đỏ xuất hiện trong xu hướng giảm ⇒ Tín hiệu giảm tiếp tục.

3. Nến có râu dài ở dưới

Nến có râu dài ở dưới

Tên tiếng Anh: Nến Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Hanging Man (nếu sau xu hướng tăng).

  • Cấu tạo: Nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân, tạo thành râu dài ở dưới.
  • Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên bán kéo xuống mạnh, nhưng sau đó đã được bên mua kéo lên lại.

Bạn có thể để ý các chi tiết sau để nhận biết tín hiệu đảo chiều xu hướng.

  • Nến râu dài ở dưới màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng ⇒ Đảo chiều thành giảm.
  • Nến râu dài ở dưới màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm ⇒ Đảo chiều thành tăng.

4. Nến có râu dài ở trên

Nên râu dài ở trên

Tên tiếng Anh: Nến Inverted Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Shooting Star (nếu sau xu hướng tăng).

  • Cấu tạo: Tương tự như trên, thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 đến 3 lần thân, nhưng râu nến dài sẽ nằm ở bên trên thân.
  • Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên mua đẩy lên cao, sau đó bên bán đã kéo xuống lại.

Bạn có thể lưu ý các chi tiết dưới đây để nhận biết tín hiệu xu hướng đảo chiều

  • Nến râu dài ở trên màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng ⇒ Đảo chiều thành giảm.
  • Nến râu dài ở trên màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm ⇒ Đảo chiều thành tăng.

Tổng hợp các mẫu biểu đồ hình nến cơ bản

Tổng hợp các mẫu nến đơn giản
Tổng hợp các mẫu nến đơn giản

Các bước phân tích biểu đồ nến

Quan sát bằng mắt từ xu hướng giá trong khoảng thời gian nhất định

Khi nhìn vào biểu đồ giá của một cổ phiếu, tùy theo chiến lược giao dịch của mỗi nhà đầu tư sẽ chọn trong một khoảng thời gian nhất định để theo dõi lịch sử biến động giá. Có thể vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng và khi quan sát ta hãy quan sát trong khung chu kỳ đó, xu hướng giá đang đi như thế nào: tăng, giảm hoặc sideway.

Nhận xét mô hình giá

biểu đồ nến

Sau khi thực hiện bước trên, chúng ta quan sát xu hướng giá có thuộc các mô hình thường gặp trong chứng khoán không, có thể kể đến như các biểu đồ về mô hình vai đầu vai, mô hình tam giác, mô hình bướm,… bằng các đặc điểm nhận dạng.

Kết hợp các chỉ số phân tích kỹ thuật

Bước tiếp theo, để tăng sự hiệu quả và khả năng chính xác, chúng ta kết hợp các chỉ số phân tích kỹ thuật như: RSI, MACD, MA, Bollinger band, Fibonacci,… nhằm việc phân tích nến trong chứng khoán, dự đoán xu hướng giá có thay đổi liệu có khớp với các mô hình giá bên trên chưa.

Kết hợp các thông tin ngắn hạn trong phân tích biểu đồ nến

Cuối cùng của việc phân tích biểu đồ nến là kết hợp các thông tin phân tích cơ bản như: thông tin thị trường, thông tin nội bộ của công ty có mã chứng khoán đó, các kết quả kinh doanh,…

Kết luận

Cuối cùng là việc ra quyết định đầu tư sau khi đã phân tích ra được các thông tin cần thiết. Sau khi đọc xong bài viết này, quý nhà đầu tư hãy thử áp dụng các bước phân tích biểu đồ hình nến để đọc biểu đồ nến giá vàng thử xem. Chúc quý nhà đầu tư của Infina luôn có được kết quả giao dịch thuận lợi.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!