Trong chứng khoán, ngoài kiến thức về các thuật ngữ thì phân tích chứng khoán là điều thiết yếu mà mọi nhà đầu tư phải thực hiện. Có 2 kiểu phân tích thường sử dụng trong lĩnh vực này đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật chứng khoán. Liệu các nhà đầu tư đã hiểu hết những “phong cách” đầu tư và sự khác biệt giữa chúng là gì? Sau đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhà những nhà đầu tư F0 về kinh nghiệm phân tích trong lĩnh vực chứng khoán.
Định nghĩa về phân tích chứng khoán
Phân tích chứng khoán (Security analysis) đượchiểu là việc phân tích thị trường thông qua các cơ sở, giá trị nhằm đưa ra quyết định đầu tư thêm chính xác. Như thông tin nêu trên thì có 2 phương pháp phân tích thông dụng hiện nay là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Mục đích của việc phân tích chứng khoán
Để đưa ra những quyết định giao dịch chứng khoán hiệu quả và phù hợp với mục tiêu đầu tư thì các nhà đầu tư cần phải có sự phân tích thị trường. Điều này vừa giúp mang lại lợi nhuận cao và vừa đảm bảo sự an toàn tới vốn đầu tư. Nhà đầu tư có thể đặt những câu hỏi về thời điểm đầu tư, khi nào cần chốt lời cắt lỗ, loại chứng khoán nào đúng với tiêu chí đề ra,…
Phân biệt giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phân tích cơ bản (Fundamental analysis)
Đây là phương pháp đo lường các giá trị nội tại của chứng khoán thông qua kiểm tra các tác động ảnh hưởng đến kinh doanh và khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai. Nghĩa là bạn sẽ phân tích tập trung vào báo cáo tài chính trong thời gian gần đây của doanh nghiệp, đối thủ cùng ngành ảnh hưởng như thế nào tới tình hình kinh doanh.
Bên cạnh những phân tích vĩ mô trên, phân tích vi mô cách mà công ty hoạt động, quản lý và chiến lược đầu tư của chính doanh nghiệp. Từ những yếu tố trên, nhà đầu tư có thể xác định được giá trị hiện tại của loại chứng khoán đó. Nhờ vậy mà bạn có thể biết rằng nên hay không việc đặt niềm tin vào sự tăng trưởng của giá trị chứng khoán.
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis)
Phân tích kỹ thuật chứng khoán khác với phân tích cơ bản ở chỗ là sử dụng biểu đồ, đồ thị thể hiện diễn biến giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Từ đó, phân tích biến động cung cầu của loại cổ phiếu đó để đưa ra quyết định mua hay bán ra thị trường. Đối với phân tích kỹ thuật, phương pháp này sẽ dựa vào những mẫu hình đồ thị chung đã được phân tích và có xu hướng lặp lại để dự đoán con số giá trị của cổ phiếu.
So sánh sự khác nhau của 2 phương pháp
Phân tích cơ bản
-
Mục tiêu của kiểu phân tích này là để xác định giá trị nội tại và khả năng tăng trường của cổ phiếu cho đầu tư lâu dài.
-
Các dữ liệu phân tích sẽ là báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh và những tin tức về ngành cũng như thị trường của công ty.
-
Trong phương pháp phân tích cơ bản thì có cách phân tích định lượng và định tính. Với định lượng thì xem xét báo cáo tình hình kinh doanh và tài chính. Còn định tính thì phân tích tình hình ngành và khả năng phát triển cũng như chính sách hoạt động của công ty.
Phân tích kỹ thuật
-
Với mục tiêu là xác định thời điểm mua bán của cổ phiếu trong thời gian ngắn. Hầu hết nhà phân tích theo phương pháp này chỉ “lướt sóng” cổ phiếu trong vài ngày, thậm chí là vài giây.
-
Dựa vào dữ liệu trên bảng giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu được thể hiện trên sàn chứng khoán để phân tích.
-
Phương pháp phân tích dựa trên chỉ số, biểu đồ biểu thị giá trị cổ phiếu.
Phương pháp nào thì mang lại kết quả tốt hơn?
Mỗi phương pháp trên đều có sự điểm mạnh và điểm yếu riêng cũng như mục đích đầu tư. Do đó, không thể chắc rằng phương pháp nào sẽ hiệu quả hơn, kết quả mang lại đều phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược và cách vận dụng kiến thức của nhà đầu tư. Nếu như phương pháp phân tích cơ bản là một nền tảng thì phân tích kỹ thuật lại đi vào cốt lõi của vấn đề. Các phân tích kỹ thuật sẽ lược bỏ những yếu tố tâm lý hoặc những thông tin không chính xác về các bên tham gia thị trường.
Nếu nhà đầu tư có thể kết hợp hai phương pháp phân tích này vào đầu tư thì sẽ lập được một kế hoạch đa chiều hơn. Không những hỗ trợ phần còn thiếu sót mà còn khắc phục những nhược điểm của nhau. Cách phân tích cơ bản sẽ giúp bạn biết khi nào nên quyết định đầu tư. Còn với phân tích kỹ thuật thì lại xác định thời điểm nắm giữ hay giao dịch cổ phiếu phù hợp.
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin mà nhà đầu tư F0 nên biết về các phương pháp phân tích. Sau khi hiểu được bản chất của phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật chứng khoán, bạn có thể học cách kết hợp vào chiến lược nghiên cứu đầu tư. Nhờ vậy, vừa đạt được lợi nhuận một cách hiệu quả nhất và vừa đúng với mục đích đầu tư ban đầu. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về cách đầu tư chứng khoán thông minh. Chúc bạn sẽ sớm thành công.