Khi phân tích báo cáo tài chính, nhà đầu tư thường quan tâm tới một số chỉ số quan trọng, trong số đó có “Lợi nhuận sau thuế” hay “lãi ròng”. Vậy Lợi nhuận sau thuế là gì? Trong bài viết này, DNSE sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về lợi nhuận sau thuế. Cùng với đó là cách tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp được nhận sau khi trừ đi các chi phí trong hoạt động sản xuất và tiền thuế. Nó còn được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là lợi nhuận ròng hay lãi ròng.
Tính và báo cáo lợi nhuận sau thuế là công việc bắt buộc của mỗi doanh nghiệp sau một năm tài chính (năm ngân sách). Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán báo cáo tài chính, quyết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Thu nhập còn lại chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được dùng để tiếp tục đầu tư, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay chia cổ tức cho các cổ đông…
Lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa như thế nào?
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lợi nhuận và ngược lại, lợi nhuận sau thuế thấp hoặc không có thể hiện kết quả kinh doanh chưa hiệu quả, có vấn đề có thể gây lỗ. Từ con số lãi ròng, doanh nghiệp có thể đưa ra phương hướng phát triển cho thời gian tới, khắc phục những hạn chế và phát huy chiến lược có hiệu quả.
Con số này cũng giúp cho nhà đầu tư xác định được đâu là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả.
Công thức tính lợi nhuận sau thuế
Ta có công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Là tổng số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh ( được tính trong một năm tài chính). Tổng doanh thu bằng giá của hàng hóa nhân với số lượng được bán ra.
- Tổng chi phí: Là các hao phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp như chi phí vận hành doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu gốc,…Tổng chi phí là tổng chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính và các chi phí khác.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Là tiền thuế đánh trên phần thu nhập đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thông thường, thuế suất thuế TNDN hiện nay đang được áp dụng là 20%. Ngoài ra, mức thuế suất cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm từ 32% đến 50%; thuế suất cho các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc là 50%.
Ví dụ về cách tính lợi nhuận sau thuế
Giả sử, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng có doanh thu 450 triệu/tháng. Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả lương cho nhân viên, tiền nguyên vật liệu gốc,… là 180 triệu. Như vậy lãi ròng của doanh nghiệp được tính như sau:
450 triệu – 180 triệu – (20% x 450 triệu) = 180 triệu
Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là tổng chi phí và tiền thuế. Nếu càng giảm mức thuế và tổng chi phí, lợi nhuận này của doanh nghiệp càng cao. Mức thuế TNDN do nhà nước quy định chung và chỉ thay đổi theo khoảng thời gian nhất chung. Trong một số trường hợp nhất định như diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp hiện nay, nhà nước đã có các chính sách hoãn nộp thuế, giảm tiền thuế để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp.
Để tăng lãi ròng, doanh nghiệp có thể giảm tối đa mức chi phí sản xuất, vận hành doanh nghiệp bằng cách giảm tiền nguyên vật liệu đầu vào, giảm tiền lương,… Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả làm việc nến doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ.
Kết luận