Kiến thức đầu tư cổ phiếu cơ bản

Những hiểu nhầm về cổ phiếu (sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp)

 

Ở khía cạnh nào đó, định nghĩa trên không chính xác, khá khó hiểu và học thuật.

Một nhận định bạn cần hiểu rõ ràng:

Những người nắm giữ cổ phiếu không sở hữu doanh nghiệp. Họ chỉ sở hữu cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành mà thôi.

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) được coi là một pháp nhân.

Pháp nhân sẽ phải nộp thuế, được đi vay, có thể sở hữu tài sản,… và có thể bị kiện.

Một pháp nhân sẽ có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó.

Như vậy, có nghĩa là…

…Một văn phòng đầy đủ bàn ghế sẽ thuộc về doanh nghiệp, chứ không phải thuộc về các cổ đông.

 

Sự khác biệt quan trọng về việc sở hữu cổ phần

 

Tài sản của doanh nghiệp được tách bạch về mặt pháp lý với tài sản của cổ đông. Điều này giới hạn trách nhiệm của cả doanh nghiệp và của cổ đông.

Nếu doanh nghiệp phá sản, tòa án có thể ra lệnh bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, nhưng tài sản của cá nhân bạn không bị ảnh hưởng.

Luật pháp thậm chí còn không được phép bắt buộc bạn phải bán số cổ phần của mình. Mặc dù giá cổ phiếu của bạn sẽ giảm mạnh.

Tương tự, giả sử 1 tổ chức (doanh nghiệp khác) là cổ đông của doanh nghiệp, và bị phá sản.

Thì cổ đông đó cũng không thể bán tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ của mình.

Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu, còn công ty sở hữu tài sản.

Đây chính là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát.

 

Có những loại cổ phiếu nào?

 

Sẽ có 2 loại cổ phiếu mà doanh nghiệp có thể phát hành: Cổ phiếu phổ thông và Cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu phổ thông

Khi mọi người nói đến cổ phiếu, họ thường đề cập đến cổ phiếu phổ thông. Và thực tế, phần lớn cổ phiếu phát hành là ở dạng này.

Cổ phiếu phổ thông đại diện cho yêu cầu về lợi nhuận (cổ tức) và được trao quyền biểu quyết.

Nhà đầu tư thường nhận được một phiếu bầu cho mỗi cổ phần thuộc sở hữu của mình để bầu các thành viên HĐQT, để giám sát các quyết định chính của Ban quản lý.

Trong dài hạn, cổ phiếu phổ thông có xu hướng mang lại lợi nhuận cao hơn trái phiếu doanh nghiệp.

Và tất nhiên, lợi nhuận cao thì sẽ đi kèm với rủi ro cao.

Trong đó có cả khả năng mất toàn bộ số vốn đầu tư nếu doanh nghiệp phá sản. Khi doanh nghiệp phá sản, cổ đông sẽ không nhận được tiền cho đến khi chủ nợ, trái chủ và cổ đông ưu tiên được thanh toán.

Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi tương tự như trái phiếu, và thường không đi kèm với quyền biểu quyết.

Với cổ phiếu ưu đãi…

… phổ biến nhất là cổ phiếu ưu đãi cổ tức, bạn sẽ được đảm bảo số cổ tức cố định hàng năm.

Điều này khác với cổ phiếu phổ thông, khi mà cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thậm chí bạn sẽ không nhận được cổ tức nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Một lợi thế khác của cổ phiếu ưu đãi là…

Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, cổ đông ưu đãi sẽ là những người được thanh toán trước cổ đông phổ thông (nhưng vẫn sau các chủ nợ).

Đơn giản, bạn có thể coi cổ phiếu ưu đãi như được “mix” giữa trái phiếu và cổ phiếu phổ thông.

Các doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh các loại cổ phiếu khác nhau để phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.

Ví dụ như:

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết:

Số phiếu biểu quyết của cổ phiếu ưu đãi này sẽ nhiều hơn số phiếu biểu quyết của cổ phiếu phổ thông.

1 cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ tương ứng với 10 phiếu biểu quyết chẳng hạn.

Tỷ lệ biểu quyết được quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Và thông thường, cổ đông sáng lập là người nắm giữ loại cổ phiếu này.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại:

Khi nắm giữ loại cổ phiếu này, bạn có quyền yêu cầu doanh nghiệp hoàn trả lại số vốn đầu tư vào bất kỳ thời điểm nào (theo thỏa thuận được ghi trên cổ phiếu).

 

Làm thế nào để bạn sở hữu cổ phiếu?

 

Có sự khác biệt giữa việc bạn mua cổ phiếu trực tiếp từ doanh nghiệp phát hành chúng, và mua từ 1 cổ đông khác (trên thị trường chứng khoán).

Trở thành “Cá mập”

Chắc hẳn bạn đã từng xem chương trình Shark Tank Việt Nam, hay Shark Tank Mỹ.

Những màn trình bày ý tưởng đầu tư mới lạ…

Những cuộc thương lượng hấp dẫn giữa nhà đầu tư với các start-up…

Đây là thời kỳ đầu của những doanh nghiệp start-up…

…Họ đi kêu gọi vốn đầu tư từ các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư ở đây thường là các tổ chức, quỹ đầu tư, như Mekong Capital, Dragon Capital…

Cũng sẽ có nhà đầu tư cá nhân, nhưng thường, họ cũng đại diện cho 1 doanh nghiệp, 1 tổ chức nào đó.

Nhà đầu tư sẽ rót tiền đầu tư cho doanh nghiệp…

Họ cũng có thể tham gia vào quản lý, điều hành doanh nghiệp…

Ngoài việc cung cấp vốn cho start-up, họ sẽ chuyển giao công nghệ, cách thức quản lý… để các start-up có thể tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường.

Và khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, họ sẽ bán số cổ phần cho các nhà đầu tư khác và thu về lợi nhuận.

MWG – Khoản đầu tư thành công của Mekong Capital

Đây là khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử đầu tư cổ phần tư nhân của châu Á.

Từ số tiền 3,5 triệu USD đầu tư vào năm 2007 để đổi lấy 35% cổ phần…

…Sau 10 năm nắm giữ…

Số tiền thu về tăng lên 199,4 triệu USD (bao gồm cả cổ tức).

Khoản đầu tư này mang về cho Mekong tỷ suất lợi nhuận 57 lần. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ lên đến 61,1%.

Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư vào các doanh nghiệp start-up là thành công.

10 thương vụ, đôi khi chỉ có 2, hay nhiều lắm là 3 thương vụ thành công mà thôi.

Khá rủi ro!

“Đặt chân” vào thị trường chứng khoán

Một cách đơn giản hơn mà bạn có thể thực hiện…

Đó là tham gia vào thị trường chứng khoán.

Đây là nơi mà cổ phiếu của những doanh nghiệp IPO được giao dịch công khai.

Nơi mà chủ sở hữu cổ phiếu hiện tại có thể giao dịch với người mua tiềm năng.

Điều quan trọng bạn phải hiểu rằng…

… Các doanh nghiệp niêm yết không mua/bán cổ phiếu của họ một cách thường xuyên trên thị trường chứng khoán.

Có thể, doanh nghiệp sẽ tham gia mua lại cổ phiếu, hoặc phát hành cổ phiếu mới (để huy động thêm tiền).

Nhưng đây cũng không phải hoạt động hàng ngày, và xảy ra bên ngoài của khuôn khổ của một cuộc trao đổi.

Khi bạn mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, bạn không mua nó từ doanh nghiệp, bạn mua nó từ một cổ đông hiện có khác.

Tương tự vậy, khi bạn bán cổ phần của mình, bạn không bán lại cho doanh nghiệp – thay vào đó, bạn bán chúng cho một số nhà đầu tư khác.

Kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán như thế nào?

Có 2 cách mà bạn có thể thu được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán:

  • (i) Lợi nhuận từ cổ tức tiền;
  • (ii) Lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu.

Lợi nhuận từ cổ tức tiền

Như đã đề cập, việc nắm giữ cổ phiếu sẽ cho bạn được nhận cổ tức từ doanh nghiệp.

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp chia cho cổ đông, sau khi đã trích lập xong các quỹ theo quy định.

CTCP Điện lực Nhơn Trạch 2 (Mã CK: NT2) là một ví dụ điển hình về một doanh nghiệp chi cổ tức bằng tiền khá hậu hĩnh cho cổ đông.

  2017 2018 2019
Chi trả cổ tức trong năm (Tỷ đồng) 890 1.809 978
Số cổ phiếu lưu hành (CP) 284.876.029 284.876.029 287.876.029
Cổ tức (VNĐ/CP) 3.090 6.286 3.396

Bạn nắm giữ càng nhiều cổ phiếu, thì lợi nhuận bạn kiếm được càng cao.

Lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu

Về lý thuyết, đó là việc bạn: “Mua cổ phiếu với giá thấp, và bán cổ phiếu với giá cao”.

Lợi nhuận bạn thu được sẽ là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Bạn cũng có thể kiếm lợi nhuận gấp nhiều lần từ chênh lệch giá cổ phiếu thông qua công cụ Chứng quyền có bảo đảm.

********

Thành công trên thị trường chứng khoán

Để thành công và kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán, theo tôi, bạn cần:

Trau dồi cho bản thân những kiến thức về đầu tư

Xây dựng 1 chiến lược đầu tư phù hợp và tuân thủ chiến lược đó.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!